CÔNG VIỆC THỰC SỰ CỦA NHỮNG NGƯỜI LÀM MARKETING

Theo bạn, công việc thực sự của người làm Marketing là gì? Phòng Marketing gồm những bộ phận nào? Khi xem mô tả công việc của nhân viên Marketing trên các kênh tuyển dụng cũng khiến bạn bối rối. Có vẻ khó có câu trả lời đúng không? Vậy hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích cho bạn nhé!

Marketing Assistant

Là tên gọi phổ biến với những bạn mới bước chân vào các ngành Marketing. Người đảm nhận công việc này sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tùy thuộc vào mỗi công ty. Tuy nhiên, thường bao gồm:

  • Hỗ trợ Marketing leader các công việc hành chính văn phòng, giúp bộ phận Marketing vận hành trơn tru và thành công.
  • Trao đổi với khách hàng về các thắc mắc, các mối quan tâm và những việc cần thiết khác.
  • Thu thập, input các thông tin về chiến lược tiếp thị.
  • Viết và phối hợp để publish các thông cáo báo chí.

Account Executive

Account Executive thường làm việc với các agency, các công ty Marketing, tương tác với khách hàng.

Họ sẽ phải vun đắp mối quan hệ với khách hàng bằng việc duy trì liên lạc, xây dựng chiến lược Marketing và quản lý các chiến dịch.

* Công việc này phù hợp với những bạn:

  1. Có kỹ năng mềm tốt.
  2. Có mong muốn tìm hiểu về cách vận hành của các chiến dịch Marketing.
  3. Đưa ra ý kiến đổi mới phù hợp trong kinh doanh

Digital Marketing Coordinator (Điều phối viên Digital Marketing)

Điều phối viên Digital Marketing thường phải phối hợp chặt chẽ với các team Marketing khác nhau để đảm bảo chiến dịch Marketing hoạt động tiếp thị truyền thống hiệu quả.

  • Lập kế hoạch và đảm bảo tiến độ của chiến dịch
  • lý ngân sách tài chính
  • Điều phối chiến dịch từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc

Điều phối viên Digital Marketing muốn thành công cần phải có kỹ năng tổ chức, khả năng quản lý thời gian và phải có nghệ thuật ứng xử các tình hướng tốt.

SEO Specialist (Chuyên viên SEO)

Các chuyên viên SEO làm nhiệm vụ phân tích và tối ưu hóa website để trang web có thể xếp đầu bảng trong kết quả của công cụ tìm kiếm.

  • Họ sẽ xác định cách để tăng lượng truy cập vào trang web bằng việc liên tục thử nghiệm và phân tích dữ liệu để xác định xu hướng.
  • Họ cũng phân tích dữ liệu trước và sau khi thực hiện các chiến dịch tìm kiếm có trả tiền.

Chuyên viên SEO sẽ phát triển rất tốt nếu có kỹ năng phân tích, tư duy phản biện mạnh mẽ, có hệ thống kiến thức về công nghệ hoặc lập trình. Đây là một trong những công việc của Marketing đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ nhất định.

Digital Strategist (Nhà hoạch định chiến lược Digital)

Digital Strategist xác định đối tượng mục tiêu và thách thức trong các chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp. Họ sẽ làm việc với nhiều bộ phận khác nhau để phát triển chiến lược Marketing sao cho thu hút và đạt được lượng truy cập cao.

Một Digital strategist cần có khả năng giải quyết vấn đề tốt, năng lực phân tích và kỹ năng làm việc nhóm.

Social media Marketing Coordinator (Điều phối viên Social media)

* Điều phối viên Social media sẽ:

  • Xây dựng và quản lý chiến dịch trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Xây dựng nội dung trên các nền tảng social media
  • Quản lý, theo dõi các chiến dịch social có trả phí
  • Cập nhật các xu hướng đặc biệt của social media.

Những kỹ năng cần thiết cho vị trí này bao gồm khả năng kết nối các ý tưởng và viết tốt, khả năng sáng tạo và hiểu biết sâu sắc về các phương tiện social media.

Marketing Analyst (Nhân viên phân tích thị trường)

* Analyst sẽ làm các công việc nghiên cứu thị trường như:

  • Khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng
  • Lắng nghe ý kiến của khách hàng
  • Phân tích cạnh tranh và tiến hành thử nghiệm sản phẩm
  • Đo lường hiệu suất của chiến dịch để xác định các đặc tính và mô hình thành công

Người làm marketing thường là những người có khả năng phân tích và nghiên cứu dữ liệu, quan tâm đến chi tiết và am hiểu về công nghệ cũng như kết nối các thành viên có cùng ý tưởng để đạt hiệu quả tốt hơn.

Content Marketer

Các Content Marketer tạo ra nhiều dạng nội dung bao gồm White paper (sách trắng), blog, sách, kịch bản video, viết nội dung cho website.

Các Content Marketer thường là chuyên gia trong lĩnh vực mà họ đang làm việc, cũng như là người am hiểu các phương thức hiệu quả của SEO để nội dung của họ được xếp hạng tốt trên các công cụ tìm kiếm.

Vai trò này đòi hỏi sự sáng tạo, kỹ năng phân tích hệ thống và chú trọng chi tiết.

Product Marketing Manager

Các nhà quản lý sản phẩm (Product Marketing) chỉ phụ trách sản phẩm của công ty hoặc dòng sản phẩm của họ, bên cạnh đó họ phải nắm vững chắc các lý thuyết cơ sở về thông tin sản phẩm.

* Công việc của product marketing manager bao gồm:

  • Xác định cách thức quảng bá từng sản phẩm cụ thể bằng cách sử dụng dữ liệu và kỹ năng phân tích của mình.
  • Hoạch định chiến lược tiếp thị cho chiến dịch của sản phẩm bằng cách hợp tác với các nhà thiết kế sản phẩm và bộ phận Marketing.

* Product Marketing Manager cần phải có:

  • Tư duy phản biện
  • Khả năng lên chiến lược
  • Năng lực dẫn dắt, chỉ huy tốt
  • Kỹ năng trao đổi, giao tiếp với đối tác
  • Khả năng nhìn nhận tổng quan thị trường

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn liệt kê một số công việc mà các marketing làm. Nếu bạn đang tìm hiểu về ngành này hy vọng nó có ích cho bạn định hướng trong thời gian tới.

Hiện nay với các doanh nghiệp rất cần thiết phải xây dựng cho mình một đội ngũ marketing chuyên nghiệp nếu không muốn bị thụt lùi trên đấu trường này. Nếu bạn không quá am hiểu về ngành này hoặc bạn không có quá nhiều thời gian để tập trung xây dựng nó thì bạn có thể sử dụng các dịch vụ từ các Công ty Marketing Thuê ngoài. Những công ty này sở hữu lực lượng nhân lực đông, dày dạn kinh nghiệm làm việc chắc chắn sẽ giúp bạn đẩy mạnh hình tượng công ty, hình ảnh sản phẩm trên các kênh thông tin quảng bá.

Hãy nhớ răng xã hội phát triễn các doanh nghiệp phải luôn tiên phong dẫn đầu. Doanh nghiệp nào tiếp cận cái mới nhanh, quảng bá tốt, tiếp cận khách hàng tốt sẽ thành công và không bị thụt lùi nhanh chóng. Chúc bạn và doanh nghiệp của bạn luôn thành công!