Để hiểu hơn về các các biến áp suất chúng ta cũng cần năm rõ cấu tạo và phân loạ nó để có cách sử dụng phù hợp. Vậy trong bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản nhất để các bạn hiểu hơn nhé!
1. Cấu tạo của cảm biến áp suất
Cấu tạo bên ngoài của cảm biến áp suất thường làm bằng Inox 304 không gỉ. Khả năng chống va đập cao.
- Electric connection : Kết nối điện
- Amplifier : Bộ khuếch đại tín hiệu
- Sensor : Màng cảm biến xuất ra tín hiệu
- Process Connection : Chuẩn kết ren (Ren kết nối vào hệ thống áp suất)
2. Ứng dụng cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất nước được dùng để đo áp suất nước trực tiếp từ các trạm bơm hay cảm biến áp suất thuỷ lực dùng để đo áp suất thuỷ lực của các cẩu trục hoặc cảm biến áp suất khí nén dùng để đo áp lực của máy nén khí .
Đó là các ứng dụng chúng ta thường thấy của cảm biến áp suất . Ngoài ra cảm biến áp suất còn được dùng để đo mức nước trong tank chứa nước …
Bộ hiển thị áp suất
Một trong những yêu cầu đơn giản nhất của việc đo áp suất là hiển thị được giá trị áp suất chính xác tại phòng điều khiển. Thông quan màn hình hiển thị áp suất chúng ta dể dàng biết được áp suất tại đường ống là bao nhiêu bar.
Để hiển thị được giá trị áp suất chúng ta cần có các vật tư như sau :
- Cảm biến áp suất
- Bộ hiển thị áp suất hoặc bộ điều khiển / PLC …
- Dây tín hiệu kết nối
3. Các loại sensor cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất dạng điện trở
Cảm biến áp suất dạng điện trở kết nối ren thường được dùng cho các lưu chất nước, dầu, khí nén, hơi nóng… không có cáu cặn. Tùy theo yêu cầu thực tiễn khách hàng có thể lựa chọn cảm biến áp suất chỉ với tín hiệu analog ngõ ra 4-20Ma/0-5vdc/0-10vdc hoặc vừa có tín hiệu alalog ngõ ra , vừa hiển thị tại chỗ, ngõ ra truyền thông HART…
Cảm biến áp suất nước
Cảm biến áp suất nước hay còn gọi cảm biến áp lực nước là một dòng cảm biến áp suất được sử dụng khá nhiều hiện nay. Các nhà máy như: nhà máy nước, xi măng, bia, thuốc lá, phân bón… đều cần dùng loại cảm biến này.
Cảm biến áp suất hơi
Cảm biến áp suất hơi hay cảm biến áp suất lò hơi là loại cảm biến được sử dụng để đo áp suất quạt hút, quạt đẩy của lò hơi. Tùy thuộc vào công suất của nồi hơi mà ta sẽ chọn loại phù hợp, thông thường ta sẽ chọn giá trị sensor áp suất cao hơn áp suất thực tế của lò hơi.
Cảm biến áp suất khí nén
Cảm biến áp suất khí nén hay cảm biến đo áp suất khí nén dùng để đo áp lực đầu ra của máy nén khí nhằm đảm bảo áp suất trong mức cho phép. Cảm biến áp suất khí nén giữ vai trò quan trọng là đo áp suất của máy nén khí ở từng vị trí để bảo máy nén khí hoạt động đúng yêu cầu. Ngoài ra, cảm biến còn dùng để đo áp suất trên đường ống khí nén nhằm giám sát từng đường ống khí nén có đủ áp suất hay không.
Cảm biến áp suất chân không
Cảm biến áp suất chân không hay còn gọi là cảm biến áp suất âm là một loại cảm biến khác biệt hoàn toàn so với các loại cảm biến áp lực khác với ngõ ra là tín hiệu 4-20mA. Khi không hoạt động thì giá trị ngõ ra tín hiệu của cảm biến áp suất chân không có giá trị cao nhất là 20mA ( 4-20mA ) hoặc 10v ( 0-10V ).
Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn nữa về cảm biến áp suất và chọn lựa được loại phù hợp với nhu cầu nhé!