Những lợi ích mà thang máy gia đình mang lại thì có lẽ rất nhiều người đều đã biết. Tuy nhiên khi tiến hành xây nhà, nhiều gia chủ vẫn băn khoăn rằng thang máy gia đình giá bao nhiêu, chắc phải cao lắm do đó sẽ do dự trong việc có lắp thang máy cho ngôi nhà mới hay không. Vậy hãy thử theo dõi bài viết này xem sao nhé!
1. Giá thang máy gia đình liên doanh, thang máy nội địa: Giá giao động dưới 350 triệu đồng.
Thang máy liên doanh nói chung và thang máy gia đình liên doanh nói riêng là loại thang mà trong đó các thiết bị chính của thang như:
- Máy kéo
- Điều khiển động lực (biến tần) – VVVF (Variable Voltage Variable Frequency)
- Điều khiển tín hiệu: PLC (Programmable Logic Controller) hoặc bao vi xử lý (microprocessor board)
- Nút bấm, hiển thị, CB, contactor, relay
- Rail dẫn hướng, cáp tải
- Bộ truyền động cửa tầng, cabin
Được nhập khẩu nguyên chiếc của các hãng sản xuất thang máy cũng như các công ty sản xuất thiết bị thang máy cung cấp như: Mitsubishi, Fuji, Montanari, Ningbo-Xinda,…với chất lượng rất tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Phần cabin và khung cabin được gia công trong nước. Hiện nay, các công ty thang máy lớn ở Việt Nam đều có nhà máy quy mô lớn với các loại máy móc hiện đại (máy CNC, máy chấn, máy dập) thế nên chất lượng gia công, sản xuất không thua kém gì thang nhập khẩu.
Giá thang máy gia đình trong nước thường không quá 350 triệu đồng một thang, các đơn vị cung cấp đưa ra các mức giá khác nhau tùy thuộc vào: Chất lượng gia công cơ khí, nguyên vật liệu đầu vào của phần inox cabin và thép, mô hình hoạt động (công ty có nhà máy sản xuất hay công ty thương mại chuyên mua đi bán lại), chất lượng hậu mãi,…
- Ưu điểm của thang liên doanh: Giá thành rẻ, chi phí bảo trì sửa chữa và thay thế thiết bị không cao, đa dạng về kích thước thang máy, chủng loại, thời gian cung cấp nhanh chóng.
- Nhược điểm: Tính đồng bộ thấp, đường nét không được sắt sảo như thang nhập,…
2. Giá thang máy gia đình nhập khẩu từ Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ,…giá thường giao động trên 550 triệu
Các sản phẩm được sản xuất từ các nước như Nhật, Châu Âu,…khi về tới Việt Nam có giá thành rất cao bởi vì chi phí sản xuất cao (giá nhân công, giá nguyên vật liệu đầu vào), phí vận chuyển cao cộng thêm các khoản thuế và phí khác.
Tuy giá thang máy các loại trên cao như vậy nhưng vẫn được nhiều đại gia lựa chọn bởi vì tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được sản xuất từ các nước này rất cao do đó với hầu bao rủng rĩnh thì người ta không tiếc tiền để có được một bộ cầu thang máy chất lượng.
Các thương hiệu thang máy nhập khẩu chất lượng có mặt trên thị trường việt nam: thang máy gia đình mitsubishi nhập khẩu Nhật Bản, thang Hitachi nhập nguyên chiếc từ Nhật, thang máy Domuslift, Cibes, thang máy chân không,…
- Ưu điểm: Chất lượng cao, tính đồng bộ và ổn định tốt, chất lượng gia công tinh xảo,…
- Nhươc điểm: Giá cao, giá thay thế thiết bị vào bảo trì cao, thời gian cung cấp khá lâu, kích thước không thể thay đổi linh hoạt theo từng công trình,…
3. Giá thang máy gia đình Trung Quốc, có giá từ 350 triệu đến 550 triệu đồng.
Từ xưa đến nay, người tiêu dùng Việt Nam đã “dị ứng” với các sản phẩm gắn mác Made in China và với một sản phẩm yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn như thang máy thì các loại thang nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc thực sự nhận được cái nhìn e ngại từ phía các chủ đầu tư.
Không phải tất cả các sản phẩm thang máy có xuất xứ từ Trung Quốc đều không đạt, có những nhà sản xuất thang máy từ đất nước này đã đạt được các tiêu chuẩn cao và đã xuất khẩu đi các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật,….và tại nước ta, những khách hàng đặt mua thang máy trung quốc phần đa là những người hiểu và tìm hiểu khá kỹ các sản phẩm có nguồn gốc thương hiệu từ nước này.
Chúng ta cần phải phân biệt rõ thang máy được sản xuất tại trung quốc của các hãng sản xuất thang máy tên tuổi như ThyssenKrupp, Shindler, Otis,…(các thương hiệu này đều kiểm soát rất nghiêm chất lượng sản phẩm nên cho dù sản phẩm được sản xuất từ nước thứ ba của họ vẫn đạt các tiêu chuẩn toàn cầu) với các thương hiệu thang máy trung quốc (là các công ty thang máy trung quốc)
4. Một số yếu tố làm thay đổi giá thành của thang máy
Thường khi báo giá, các công ty sẽ cung cấp một bảng chào giá với cấu hình tiêu chuẩn (đặc biệt là giá niêm yết trên website), và giá đó có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố sau:
- Địa điểm lắp đặt: Nếu địa chỉ lắp đặt thuộc một tỉnh mà không có văn phòng đại diện của nhà cung cấp thì giá thường sẽ cao hơn (từ 10 đến 15 triệu đồng). Đây là chi phí phát sinh cho các khoản như vận chuyển, đi lại lắp đặt và bảo dưỡng, phí kiểm định ngoại tỉnh.
- Thay đổi số tầng phục vụ: Thường khi tăng hoặc giảm 1 tầng thì giá thang sẽ tăng hoặc giảm từ 10 đến 15 triệu/tầng đối với thang lắp ráp và khoảng 1000 USD đối với thang nhập khẩu.
- Thay đổi vật liệu vách cabin: Báo giá tiêu chuẩn thì thường vật liệu vách là inox sọc nhuyển hoặc inox sọc kết hợp inox gương. Nếu lựa chọn sang các vật liệu vách cabin khác như inox hoa văn, inox vàng hay vân gỗ cũng sẽ làm tăng giá.
- Thay đổi tốc độ: Thông thường công trình nhà ở gia đình được thiết kế 5-6 tầng thì tốc độ tiêu chuẩn là 60 m/phút. Tuy nhiên, nếu nhà có số tầng cao hơn ví dụ 9-10 tầng thì nên nâng cấp tốc độ lên 90 mét /phút và khi nâng tốc độ thì giá cũng sẽ tăng.