Vay tín chấp và vay tín chấp doanh nghiệp là gì? Cả 2 khái niệm này đều không còn quá mới lạ với cuộc sống hiện nay nữa. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu đủ và đúng về loại hình vay này và những điều bạn phải lưu ý khi quyết định vay tín chấp rất quan trọng. Cùng theo dõi bài viết này nhé!
1. Bạn biết gì về vay tín chấp
Vay tín chấp là hình thức cho vay mà không cần bất kỳ tài sản thế chấp nào. “Tín” tức là uy tín, chữ tín, khoản vay này dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân, tổ chức về năng lực trả nợ.
Khoản vay được đảm bảo bởi điểm tín dụng của người đi vay. Vì vậy nên khi không trả nợ đúng hạn, tài sản của người đi vay sẽ không bị phát mãi (vì không có tài sản thế chấp). Thay vào đó, điểm tín dụng của bạn sẽ giảm xuống.
- Nói sơ qua về điểm tín dụng để bạn hiểu rõ hơn:
Là một chỉ số dùng để đánh giá sự uy tín của cá nhân/tổ chức doanh nghiệp khi sử dụng hình thức vay tín chấp. Được quản lý bởi Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng CIC, trực thuộc Ngân hàng nhà nước.
Điểm tín dụng dựa trên các tiêu chí sau:
– 35% lịch sử thanh toán
– 30% số nợ
– 15% lịch sử
– 10% tín dụng mới
– 10% loại tín dụng được sử dụng
Nếu điểm tín dụng của bạn càng thấp thì thời gian duyệt vay và lãi suất vay sẽ càng thấp, đồng thời hạn mức cũng cao hơn.
2. Vay tín chấp doanh nghiệp
Vay tín chấp doanh nghiệp là hình thức cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn kinh doanh hay mua sắm tài sản cố định. Doanh nghiệp có thể dùng nguồn vốn đó để đầu tư, mua sắm trang thiết bị, máy móc, xây dựng cơ sở vật chất, tái đầu tư…
Đây là một trong những hình thức cho vay được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ưa chuộng. Bởi các doanh nghiệp vừa mới thành lập, thường không có tài sản đảm bảo để có thể thế chấp, thời gian hoạt động ngắn, chưa có doanh thu nổi trội,… Việc tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng trong lúc này là cực kỳ khó.
Trong khi nhu cầu về nguồn vốn lại luôn hiện diện và rất cấp bách. Vậy nên vay tín chấp giúp cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn rất nhiều.
Không chỉ giúp ích cho các doanh nghiệp mà còn giúp các ngân hàng, tổ chức tín dụng có thêm nhiều khách hàng, khơi thông nguồn vốn và tăng lợi nhuận.
Ngoài ra, nếu đang có nhu cầu vay tiền bằng giấy phép kinh doạnh nhưng vẫn còn lo lắng không tìm được địa chỉ uy tín thì có thể truy cập vào link sau. Hy vọng bạn tìm được dịch vụ hỗ trợ tốt và giải quyết được khó khăn hiện tại nhé!
3. Một số lưu ý quan trọng khi vay tín chấp
Lưu ý khoản phí và lãi phạt
Với một khoản vay tiền tín chấp thì không chỉ có lãi suất vay mà trong hợp đồng luôn đi kèm theo khoản phí phạt như:
- Phí phạt trả nợ trước hạn: khi bạn tất toán khoản vay 1 phần hoặc toàn bộ trước thời gian thỏa thuận trong hợp đồng sẽ bị nộp một khoản phí.
- Phí phạt chậm trả: được thu khi bạn không trả đúng nợ lãi và vốn đúng thời hạn.
- Lãi suất trả quá hạn: khí bạn chậm trả thì số tiền chậm trả ngoài việc bị tính phí sẽ bị tính thêm lãi quá hạn.
Các khoản phí này thường khá cao vì vậy bạn nên đọc kỹ quy định và tránh vi phạm hợp đồng.
Tìm hiểu kỹ về lãi suất
Nhân viên tư vấn luôn có cách đưa ra thông tin khéo léo để khách hàng cảm thấy đây là món vay hời.
Ví dụ thay vì nói lãi suất là 15% thì sẽ nói lãi suất là 1,25%/tháng. Cách nói này sẽ khiến khách hàng dễ nhầm lẫn nghĩ rằng lãi suất thấp và dễ đưa ra quyết định vay hơn.
Không nên vay quá nhiều
Bạn chỉ nên vay một số tiền vừa phải và phù hợp với khả năng trả nợ của mình. Tỷ lệ vay hợp lý là đảm bảo sao cho số tiền trả nợ hàng tháng nhỏ hơn hoặc bằng 50% thu nhập hàng tháng. Tránh vay quá rồi sau đó mất khả năng trả nợ.
Chuẩn bị hồ sơ kỹ càng
Hồ sơ càng đầy đủ thì khả năng bạn được duyệt khoản vay sẽ càng lớn. Ngoài ra chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ rút ngắn thời gian thẩm định và khiến khoản vay được duyệt nhanh hơn.
Tận dụng chương trình ưu đãi
Tùy từng thời kỳ các tổ chức tín dụng sẽ có chương trình ưu đãi lãi suất. Ngoài ra với từng nhóm khách hàng cũng sẽ thường xuyên có ưu đãi riêng.